THÀNH Ý

Thành Ý Chánh Tâm

Sở vị thành kì ý giả, vô tự khi dã, như ố ác xú, như hảo hảo sắc, thử chi vị tự khiêm, cố quân tử tất thận kì độc dã!

Nói rằng làm cho ý niệm mình được chân thành có nghĩa là đừng tự dối mình: giống như ghét mùi thối,  giống như ưa sắc đẹp hoàn toàn từ lòng chân thật mà ra;  như vậy mới gọi được là thoả mãn tâm ý mình. Bởi thế người quân tử khi chỉ có một mình mình nhất thiết phải hết sức cẩn thận.

Tiểu nhân gian cư vi bất thiện, vô sở bất chí, kiến quân tử nhi hậu yếm nhiên, yểm kì bất thiện, nhi trước kì thiện. Nhân chi thị kỷ, như kiến kì phế can nhiên, tắc hà ích hĩ! thử vị thành ư trung, hình ư ngoại, cố quân tử tất thận kì độc dã.

Kẻ tiểu nhân ngồi rỗi làm điều xấu xa,  không có điều xấu xa nào không làm,  khi thấy người quân tử thì lấm lét lẩn tránh,  cố che giấu điều xấu xa mà cố trưng bày điều tốt. Nhưng người ta đã như thấy rõ tận gan phổi nó rồi,  thì [che đậy như vậy] phỏng có ích gì? Đó gọi là sự thật ở bên trong tất thể hiện ra bên ngoài. Cho nên người quân tử khi chỉ có một mình mình nhất thiết phải hết sức cẩn thận.

Tằng tử viết: “thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ, kì nghiêm hồ!” phú nhuận ốc, đức nhuận thân, tâm quảng thể bàng, cố quân tử tất thành kì ý.

Tăng Tử nói: “Mười con mắt nhìn vào,  mười ngón tay chỉ vào,  thật nghiêm khắc biết bao! Của cải thì điểm tô nhà cửa,  còn đạo đức thì điểm tô thân mình,  lòng dạ rộng rãi,  thân thể thảnh thơi thanh thản. Cho nên người quân tử nhất định phải làm cho ý niệm mình được chân thành.

7 LOẠI NGƯỜI VỢ

Người vợ đoan chính theo như lời Phật dạy, là người phụ nữ biết cương – nhu, không ỷ thế giàu có hay xinh đẹp mà khinh mạn chồng, tướng mạo từ tâm, đoan chính không phải là vẻ đẹp bên ngoài mà là nội tâm bên trong.

Đức Phật lý giải người vợ ra thành 7 loại:

1. Người vợ có tâm địa ác, có ý xấu, không có lòng thương, bỏ rơi chồng mình, yêu những người đàn ông khác, một dâm nữ, chỉ muốn làm phiền lòng người. Ðó là loại vợ sát nhân.

2. Người vợ hay hoang phí của cải tài vật, dù là ít do chồng làm ăn kiếm được, nhờ cày ruộng, buôn bán hay lao động khéo tay, đó là loại vợ ăn trộm.

3. Người vợ lười biếng, không muốn làm gì hết, lại tham ăn, ác độc, thô bạo, thích nói lời ác, lấn át người chồng siêng năng cần mẫn. Ðó là loại vợ kiêu sa.

4. Người vợ trìu mến, thân ái bảo vệ chồng như mẹ bảo vệ con, giữ gìn tài sản của chồng, đó là loại vợ như mẹ.

5. Người vợ kính trọng chồng, như em gái đối với anh cả, khiêm tốn, sống chiều đúng theo ý chồng. Ðó là loại vợ như em út.

6. Người vợ sung sướng khi thấy chồng, như gặp người bạn cũ sau bao năm xa cách, thuộc dòng quý tộc, có đạo đức, sống thanh tịnh. Ðó là loại vợ như bạn bè.

7. Người vợ dù là bị đối đãi không tốt, nhưng không giận hờn, vẫn bình tĩnh, chịu đựng mọi hành vi của chồng với lòng từ mẫn, tâm không biết giận, sống chiều đúng theo ý chồng. Ðó là loại vợ như người phục vụ.

Theo lời Phật dạy, người vợ tốt là người vợ có những đức tính của người mẹ, người bạn, người em gái, người phục vụ. Những người vợ có các đức tính đó có thể xem là người vợ có nhân cách, phẩm hạnh và mang lại hạnh phúc cho gia đình. Ngược lại những hạng vợ như kẻ trộm cắp, như bà chủ, như kẻ sát nhân thì không phải là những người vợ tốt và tự thân họ cũng khó có thể mang lại hạnh phúc cho chồng con.

Đạo làm vợ là khôn cùng, nhưng chỉ cần làm tốt những điều Phật dạy ở trên và loại bỏ tâm ác là có thể trở thành người vợ hiền, dâu thảo.

Hạnh phúc gia đình không thể chỉ tồn tại vĩnh cửu nếu chỉ vì dục lạc, đam mê mà còn phải có sự tôn trọng, sống có tình có nghĩa với nhau, làm tròn bổn phận dâu hiền, rể thảo, hiếu dưỡng ông bà, cha mẹ hai bên. Một khi hai vợ chồng hiểu được trách nhiệm của mình thì gia đình sẽ luôn thuận hòa, hạnh phúc.